CLB Taekwondo Yên Phong
CLB Taekwondo Yên Phong
CLB Taekwondo Yên Phong
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Các kỹ thuật phòng thủ trong taekwondo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Dec 26, 2009 8:57 pm
hoang_tu_thanh_roma
hoang_tu_thanh_roma
» Huy chương:Đai vàng cấp 1
» Cấp bậc: Đai vàng cấp 1

Liên lạc

Thông tin thành viên
» Tổng số bài gửi : 18
» VNĐ : 37
» Danh tiếng : 1
» Join date : 23/11/2009
» Age : 32
» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Các kỹ thuật phòng thủ trong taekwondo

Các kỹ thuật phòng thủ được sử dụng để bảo vệ bản thân khi bị đối phương tấn công. Né tránh trước bất cứ một đòn tấn công nào của đối phương cũng là một trong những phương pháp tự bảo vệ mình. Người ta thường nói rằng tránh nguy hiểm là một trong những kỹ thuật tốt nhất để phòng thân hay có câu: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Tuy nhiên đây là một điều rất quan trọng để vận dụng các kỹ thuật gạt đỡ trước những đòn tấn công của đối phương trong trường hợp mặt đối mặt. Một người có kỹ thuật phòng thủ tốt là người không nhất thiết phải đánh trả mà vẫn có thể chiến thắng. Ngược lại một người khi không có khả năng phòng thủ mà lại dám thách thức đối phương điều đó có nghĩa là anh ta tự chứng minh rằng mình là một người dốt nát. Tự phòng thủ đơn phương cũng không thể đi đến một giải pháp cuối cùng nếu đối thủ vẫn tiếp tục tấn công, do đó cần phải vận dụng các kỹ thuật nhằm làm giảm bớt những uy lực tấn công của đối phương.



Đó chính là lý do mà phần lớn các kỹ thuật phòng thủ của Taekwondo được hình thành nhằm làm chấn thương đối thủ khi người phòng thủ sử dụng các phần cơ thể như cổ tay, cạnh tay, những phần này nếu được rèn luyện rắn chắc, có thể sẽ gây ra những tác động mạnh lên những phần nguy hiểm của đối phương làm cho chân tay của đối phương mất hết khả năng để tiếp tục ra đòn.
Do đó các kỹ thuật phòng thủ phải được rèn luyện thật công phu vì chúng có chức năng ngang bằng với các kỹ thuật tấn công. Hơn nữa nó thể hiện sự rộng lượng của bản thân, không phải bởi việc tấn công để chiến thắng đối phương mà vì vận dụng những kỹ thuật phòng thủ đơn thuần để giành chiến thắng không phải tốn nhiều sức lực. Thực vậy đó là phương pháp chính trực của con người có đạo đức mà Taekwondo cần học tập.
Chính vì lý do đó mà trong tập luyện taekwondo các kỹ thuật đỡ được bắt đầu ngay sau khi tập các kỹ thuật tấn công. Điều đó thường được nói rằng, Taekwondo không bao giờ cho phép bất cứ một hành vi kích động tấn công nào trong các kỹ thuật của nó.
Taekwondo sử dụng các phần của cơ thể rắn chắc và sắc bén để khai cuộc cũng như để vận dụng vào các kỹ thuật tấn công, trong khi đó các bộ phận cơ thể có độ dài và chắc chắn khác được áp dụng vào các kỹ thuật phòng thủ. Kỹ thuật phòng thủ có giá trị hiệu quả cao hơn khi sử dụng các phần cơ thể cứng rắn và trong một tư thế vững trãi.
Phòng thủ bằng cẳng chân hoặc bàn chân có thể sẽ đủ sức mạnh, nhưng cẳng chân hoặc bàn chân còn lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể như vậy với bất cứ một sai sót nào trong việc thực hiện kỹ thuật đều có thể dẫn đến những nguy hiểm trầm trọng. Do đó hai tay luôn luôn phải sẵn sàng đưa ra để trợ giúp. Nói cách khác, hai cánh tay là bộ phận được sử dụng để phòng thủ tốt nhất khi hai chân đã giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó hình thành một quy tắc đó là sử dụng hai phần cổ tay, đặc biệt là cạnh ngoài của cổ tay để phòng thủ và kỹ thuật đó được gọi là “Palmok-makki”(đỡ bằng cạnh cổ tay).
Có một kỹ thuật đỡ khác được gọi là “Sonnal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay), kỹ thuật này được hình thành từ cạnh ngoài của bàn tay khép kín và nó không khỏe so với cánh tay. Do đó phải tuân thủ một nguyên tắc là khi tay này đỡ thì phải có tay kia trợ giúp. Kỹ thuật đỡ bằng cạnh cổ tay “Palmok makki” luôn được thực hiện bằng một tay, nhưng đôi khi vẫn có thể phải được trợ giúp bằng tay kia trong trường hợp sử dụng kỹ thuật đỡ “Kodureo makki” (đỡ bằng 2 tay). Ngược lại đôi khi kỹ thuật đỡ bằng cạnh bàn tay được thực hiện bằng một tay và nó được gọi là “Hansonal makki” (đỡ bằng cạnh bàn tay).
Tuy nhiên thuật ngữ các kỹ thuật đỡ không giải thích việc vận dụng đơn độc một phần cơ thể. Các thuật ngữ chính được miêu tả như sau:
* Các thuật ngữ chính được công nhận:
Các bộ phận cơ thể được dùng trong kỹ thuật đỡ + Mục tiêu + cách thức đỡ = thuật ngữ chính được công nhận.
Ví dụ:
1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ lên cao = Olgul-makki (đỡ thượng đẳng).
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Olgul-bakkat makki (đỡ thượng đẳng cạnh tay hướng ra ngoài).
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = Anpalmok-olgul-makki (đỡ thượng đẳng bằng cổ tay trong).
4. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = Sonnal momtong makki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào).
5. Một cạnh bàn tay + phần thân + Đỡ từ ngoài vào trong = Hansonnal momtong anmakki (đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay từ ngoài vào trong).
Mô tả kỹ thuật:
1. Cách thức đỡ cao phần mặt bằng cách nâng cao cạnh ngoài cổ tay lên là một kiểu thông thường của đỡ thượng đẳng “olgul makki”. Tuy nhiên còn có nhiều kỹ thuật khác để đỡ phần thượng đẳng.
2. Cạnh ngoài cổ tay cũng có thể được dùng để đỡ cao phần mặt bằng cách đẩy cạnh cổ tay về phía trước, chếch lên trên. Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật đỡ (bakkat-makki) được thực hiện bằng cạnh cổ tay: và nó được gọi theo cách thông thường là “olgul bakkat-makki”.
3. Cạnh bàn tay (sonal) thông thường được sử dụng trong kỹ thuật đỡ phần trung đẳng bakkat-makki; kỹ thuật này có tên là “hansonal momtong anmakki” (đỡ trung đẳng bằng cạnh trong bàn tay). Để giải thích cho những thắc mắc của bạn các thuật ngữ sẽ được minh họa bằng các bức ảnh của “poom” (“poom” là các động tác hỗn hợp cũng như là toàn bộ các phần của những cử động được sử dụng trong kỹ thuật Taekwondo).
* Các thuật ngữ kỹ thuật phòng thủ:
1. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay lên cao = olgul-makki.
2. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = olgul bakkat-makki.
3. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
Kỹ thuật đỡ ngang (“yop”) theo nguyên tắc phải được thực hiện bằng cạnh trong cổ tay, vì vậy nếu sử dụng cạnh ngoài cổ tay thì nó phải được mô tả rõ trong thuật ngữ kỹ thuật.
4. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = olgul an-makki.
Nếu sử dụng cạnh trong cổ tay và đỡ từ ngoài vào trong thì sẽ rất gượng gạo và không có lực; việc sử dụng cạnh ngoài cổ tay là rất thông dụng do vậy cần phải giải thích rõ thế nào là cạnh ngoài cổ tay trong thuật ngữ kỹ thuật.
5. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = olgul bitureo-makki.
6. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ đỡ hất lên trên = olgul hecho-makki.
7. Cạnh ngoài cổ tay + phần mặt + đỡ tay đan chéo nhau = olgul otgoreo-makki.
8. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = momtong bakkat-makki.
9. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ra ngoài 2 tay = kodureo momtong-makki.
10. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = bakkatpalmok momtong yop-makki.
Khi thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong bằng cạnh ngoài cổ tay phải ở thế tấn chân phải (hoặc chân phải bước lên trước, tay phải chuyển về trước trùng tấn xuống tạo thành thế con hổ).
11. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong - makki.
Khi cạnh ngoài cổ tay trái thực hiện kỹ thuật đỡ từ ngoài vào trong phần trung đẳng và ở thế tấn chân phải.
12. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = momtong an-makki.
13. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = momtong bitureo-makki
14. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ tay đẩy ra = momtong hecho-makki
15. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ ấn xuống = momtong nullo-makki.
16. Cạnh ngoài cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = arae-makki.
17. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ ra ngoài bằng 2 tay = korudeo arae-makki
18. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ sang ngang = arae yop-makki.
19. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ vòng tay = arae bitureo-makki.
20. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đẩy ra = arae hecho-makki.
21. Cạnh ngoài cổ tay + phần thấp + đỡ đan chéo tay = otgoreo arae-makki.
22. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok olgul bakkat-makki.
23. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang = olgul yop-makki.
24. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ ngang bằng 2 tay = kodureo olgul makki.
25. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ vòng tay = anpalmok olgul bitureo-makki.
26. Cạnh trong cổ tay + phần mặt + đỡ hất lên = hecho santul (mở rộng)-makki.
Đây là nguyên tắc chung khi thực hiện kỹ thuật đỡ sang ngang bằng cạnh trong cổ tay, tương tự như vậy nếu đỡ bằng cạnh ngoài cổ tay người tập sẽ cảm thấy căng cơ, giảm sức mạnh và tốc độ kỹ thuật.
27. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = anpalmok momtong bakkat makki.
28. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ 2 tay ra ngoài = anpalmok kodureo momtong makki.
Cạnh trong cổ tay không thể dùng để đỡ phần hạ đẳng được.
29. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ sang ngang = momtong yop-makki.
30. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ vòng tay = anpalmok bitureo momtong-makki.
31. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ đẩy ra = anpalmok momtong hecho-makki.
32. Cạnh trong cổ tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong makki.
33. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ sang ngang = sonal olgul yop-makki.
34. Cạnh bàn tay + phần mặt + đỡ 2 tay đan chéo = sonal olgul otgoreo-makki.
35. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonal momtong-makki.
36. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ sang ngang = sonal momtong yop-makki.
37. Cạnh bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonal momtong hecho-makki.
38. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = sonal arae-makki.
39. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ hất lên = sonal arae hecho-makki.
40. Cạnh bàn tay + phần thấp + đỡ 2 tay đan chéo = sonal arae otgoreo-makki.
41. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ lên trên = hansonal olgul chukhyo-makki.
42. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài=hansonal olgul bakkatmakki
43. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ sang ngang = hansonal olgul yop-makki.
44. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal olgul an-makki.
45. Cạnh bàn tay (một tay) + phần mặt + đỡ vòng tay = hansonal olgul bitureo-makki.
46. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal bakkat-makki.
47. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ sang ngang = hansonal momtong yop-makki.
48. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong-makki
49. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong = hansonal momtong an-makki.
50. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ vòng tay = hansonal momtong bitureo-makki.
51. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thân + đỡ từ trên xuống = hansonal momtong nullo-makki.
52. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal arae-makki.
53. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ sang ngang = hansonal arae yop-makki.
54. Cạnh bàn tay (một tay) + phần thấp + đỡ vòng tay = hansonal arae bitureo-makki.
55. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal olgul -makki.
56. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
57. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = hansonal momtong-makki.
58. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ hất lên = sonaldeung momtong hecho-makki.
59. Lưng bàn tay + phần thân + đỡ từ trong ra ngoài = sonaldeung momtong hecho-makki.
60. Lưng bàn tay + phần mặt + đỡ hất lên = hansonal olgul hecho-makki.
61. Cạnh trong bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong-makki.
62. Cạnh trong bàn tay + phần mặt + đỡ từ trong ra ngoài= kuphinsonmok bakkat-makki.
63. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ nâng lên = batangson olgul chukhyo-makki.
64. Lòng bàn tay + phần mặt + đỡ từ ngoài vào trong = batangson olgul-makki.
65. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ nâng lên = kuphinsonmok momtong chukhyo-makki.
66. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ ngoài vào trong= batangson momtong-makki.
67. Lòng bàn tay + phần thân + đỡ từ trên xuống = batangson momtong nullo-makki.
68. Lòng bàn tay + phần thấp + đỡ từ trên xuống = batangson arae-makki.
69. ức bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul apchaollyo-makki.
70. ức bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong apchaollyo-makki.
71. Cạnh bàn chân + phần mặt + đá lên trên = olgul yopchaollyo-makki.
72. Cạnh bàn chân + phần thân + đá lên trên = momtong yopchaollyo-makki.
73. Cạnh bàn chân + phần thấp + đỡ đảo ngược = arae bada-makki.
74. Cạnh trong bàn chân + phần mặt + đá từ ngoài vào trong = olgul an chonae-makki.
75. Cạnh trong bàn chân + phần thân + đá từ ngoài vào trong = momtong an chonae-makki.
76. Cạnh trong bàn chân + phần thấp + đá về phía trước = anuro kodeonaegi.
77. Lưng bàn chân + phần mặt + đá tạt ra ngoài = olgul bakkatchonae-makki.
78. Lưng bàn chân + phần thân + đá tạt ra ngoài = momtong bakkatchonae-makki.
79. ống đồng + phần thấp + đỡ nghịch = jeonggangyi bada-makki.
* Các kỹ thuật đỡ đặc biệt (Teuksu makki):
Từ những diễn giải trên cho thấy các kỹ thuật đỡ với mục đích bảo vệ từng bộ phận của cơ thể, bằng cách sử dụng các phần như cổ tay, cạnh bàn tay hoặc bàn chân v.v… Sau đây toàn bộ động tác gồm 2 phần gọi là “Teuksu poom” (các kỹ thuật đặc biệt). Những kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong thực tiễn và là các động tác kỹ thuật phòng thủ nâng cao, được trình bày sau đây:
1. Kkureo olligi (kéo lên).
2. Khun-doltzeogi (hình bản lề lớn)
3. Jageun-doltzeogi (hình bản lề nhỏ)
4. Hakdari-doltzeogi (hình con hạc)
5. Santeul-makki (đỡ mở rộng tay)
6. Hecho santeul-makki (đỡ hất lên tay mở rộng)
7. Sonnaldeung santeul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh trong bàn tay)
8. Wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng một bàn tay)
9. Sonal wesanteul-makki (đỡ mở rộng bằng cạnh một bàn tay)
10. Kawi-makki (đỡ cắt kéo)
11. Sonbadak kodureo yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang bằng lòng bàn tay
12. Hwangso-makki (đỡ hình sừng bò)
13. Kodureo olgul yop-makki (đỡ 2 tay sang ngang phần thượng đẳng)
14. Keumgang-makki (đỡ hình thoi)
15. Keumgang momtong-makki (đỡ hình thoi phần trung đẳng)
16. Sonal keumgang-makki (đỡ hình thoi bằng cạnh bàn tay)
17. Hakdari keumgang-makki (đỡ hình con hạc)
18. Pyojeok-makki (đỡ hình cái bia)
19. Bawi-milgi (đỡ đẩy lên)
20. Taesan-milgi (đỡ đẩy lên hình ngọn núi)
21. Meong-ppaegi (chộp cổ kéo về)
22. Nalge-phyogi (đỡ hình cái quạt xoè ra)
23. Mithuro ppaegi (chộp cổ kéo xuống đất)
24. Wiro-ppaegi (chộp cổ kéo lên)

Chữ ký của hoang_tu_thanh_roma



Các kỹ thuật phòng thủ trong taekwondo Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Taekwondo Yên phong Club | Where the dream come true
Copyright CAF 2010. All rights reserved
Powered by Forumotion PHP 2.0
Xem tốt: 1024x768 - Firefox

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất